Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Tranh nông dân nhàn
Ðây là những bức tranh dân gian tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền của Việt Nam. Mỗi bức tranh tượng trưng cho một câu chuyện hay một biểu tượng dân gian. Tranh được vẽ trên một loại giấy chế tạo bằng tay và mực là màu sắc thực, lấy từ cây cỏ và vật liệu tự nhiên. Xưa những bức tranh này được trưng bày trong những ngày Tết.

Tranh cá chậu
Bức tranh thể hiện cuộc sống của người phụ nữ trong thời phong kiến. Người phụ nữ khi đã đi lấy chồng như thể con cá trong chậu, con chim trong lồng. Đồng thời bức tranh thể hiện khát vọng tự do của người phụ nữ. 

Cá Chép là biểu tượng cho sự kiên trì, sung túc, vì vậy mà có nhiều huyền thoại về cá chép được thể hiện ở những bức tranh như Cá Chép hoá rồng, Cá chép chơi trăng, Cá vượt long môn….. Và ở đây ta lại bắt ngặp cảnh cá Chép nhiều mầu vẫy đuôi đang quấn quýt bên nhau thể hiện sung túc, hạnh phúc.

Con Rồng đã trở thành linh vật của người dân Việt, gắn liền với tâm thức về “Con Rồng Cháu Tiên”. Tranh cho thấy quang cảnh một đám múa rồng trong ngày Hội Xuân.

Tranh Em bé chăn trâu, theo thói chơi tranh Tết dán theo bộ đăng đối nhau cùng tiến vào giữa, thì tờ tranh ở mảng tường bên trái được gọi là Em bé chăn trâu thả diều, còn tờ tranh đối lại là Em bé chăn trâu thổi sáo. Cách gọi tên tranh như thế chỉ là “trông mặt đặt tên”. Các nghệ nhân xưa không đặt tên cụ thể để người xem trông hình mà gọi, nhưng ở hai bức tranh này vốn xưa ở mỗi bức có một câu chữ, do đó mọi người thường lấy đó làm tên tranh. Câu chữ ở bức thả diều là NHẤT RƯƠNG PHÚC LỘC ĐIỀN và ở bức thổi sáo là HÀ DIỆP CÁI THANH THANH. Năm chữ cắt thành hai hàng dọc không chỉ nói lên ý tứ của hình tượng mà còn tham gia vào bố cục của tranh. Với người chơi tranh là nông dân hầu hết không biết chữ, đã mấy ai đọc được và ngay cả khi đọc được thì cũng thật ít người hiểu được thâm ý. Vì thế giá trị của những dòng chữ này trước hết - cơ bản là làm cho bố cục tranh được trọn vẹn, đầy đặn như ước mơ đầu xuân của mọi người. 
Đám cưới chuột!
Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán đó là: hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như cóc, gà, vịt, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. Chúng ta cũng có thể thấy những bình luận về xã hội phong kiến qua các hình tượng tranh Đông Hồ. Bức tranh nổi tiếng 
Đám cưới chuột là sự thể hiện tài tình các thói hư tật xấu của xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và sâu sắc.